GIA SƯ LUYỆN THI KHỐI C

  15/06/2015

 

GIA SƯ LUYỆN THI KHỐI C

 

Phải thừa nhận rằng các môn thi khối C gồm Văn, Sử, Địa ít nhận được sự lựa chọn của các em học sinh vì Khối C bởi tính chất đặc thù của các môn ban xã hội: Thường rất dài, khó nhớ và dễ nhầm.

TRUNG TÂM GIA SƯ NHẬT TÂN có một đội ngũ gia sư giỏi chuyên luyện thi đại học khối C. Sau nhiều năm kinh nghiệm, TRUNG TÂM GIA SƯ NHẬT TÂN chia sẽ những bí quyết ôn luyện khối C cho các em học sinh như sau:

Phương pháp chung

  • Bám sát sách giáo khoa
  • Tóm tắt kiến thức vào quyển vở (nhớ những từ then chốt)
  • Chép tay thay vì học thuộc
  • So sánh giống và khác để học một nhưng nhớ nhiều
  • Đọc thật nhiều
  • Học nhóm - đố và trả lời
  • Thoải mái (học khi muốn, thư giãn khi mệt

Chi tiết cho từng môn:

Do vấn đề cải cách giáo dục, các em học sinh khá hoang mang không biết phải ôn luyện những nội dung gì. TRUNG TÂM GIA SƯ NHẬT TÂN đã cập nhật thông tin mới nhất về cấu trúc đề thi THPT quốc gia cho khối C như sau:

Cấu trúc đề thi THPT quốc gia môn Văn

1/ Phạm vi:

- Văn bản văn học (Văn bản nghệ thuật):

·         Văn bản trong chương trình (Nghiêng nhiều về các văn bản đọc thêm)

·         Văn bản ngoài chương trình (Các văn bản cùng loại với các văn bản được học trong chương trình).

- Văn bản nhật dụng (Loại văn bản có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như: Vấn dề chủ quyền biển đảo, thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma tuý, ... Văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại cũng như các kiểu văn bản song có thể nghiêng nhiều về loại văn bản nghị luận và văn bản báo chí).

- Xoay quanh các vấn đề liên quan tới:

·         Tác giả

·         Nội dung và nghệ thuật của văn bản hoặc trong SGK hoặc ngoài SGK.

- 50% lấy trong SGK (và 50% ngoài SGK).

- Dài vừa phải. Số lượng câu phức và câu đơn hợp lý. Không có nhiều từ địa phương, cân đối giữa nghĩa đen và nghĩa bóng.

2/ Yêu cầu cơ bản của phần đọc – hiểu

·         Nhận biết về kiểu (loại), phương thức biểu đạt, cách sử dụng từ ngữ, câu văn, hình ảnh, các biện pháp tu từ,…

·         Hiểu đặc điểm thể loại, phương thức biểu đạt, ý nghĩa của việc sử dụng từ ngữ, câu văn, hình ảnh, biện pháp tu từ.

·         Hiểu nghĩa của một số từ trong văn bản

·         Khái quát được nội dung cơ bản của văn bản, đoạn văn.

·         Bày tỏ suy nghĩ bằng một đoạn văn ngắn.

Những kiến thức cần có để thực hiện việc đọc – hiểu văn bản

1/ Kiến thức về từ:

·         Nắm vững các loại từ cơ bản: Danh từ, động từ, tính từ, trợ từ, hư từ, thán từ, từ láy, từ ghép, từ thuần Việt, từ Hán Việt…

·         Hiểu được các loại nghĩa của từ: Nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa gốc, nghĩa chuyển, nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu thái…

2/ Kiến thức về câu:

·         Các loại câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp

·         Các loại câu phân loại theo mục đích nói (trực tiếp, gián tiếp).

·         Câu tỉnh lược, câu đặc biệt, câu khẳng định, câu phủ định,…

3/ Kiến thức về các biện pháp tu từ:

·         Tu từ về ngữ âm: điệp âm, điệp vần, điệp thanh, tạo âm hưởng và nhịp điệu cho câu,…

·         Tu từ về từ: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, tương phản, chơi chữ, nói giảm, nói tránh, thậm xưng,…

·         Tu từ về câu: Lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen, câu hỏi tu từ, đảo ngữ, đối, im lặng,…

4/ Kiến thức về văn bản:

·         Các loại văn bản.

·         Các phương thức biểu đạt .

Đề thi đại học môn Ngữ văn những năm gần đây không có sự thay đổi về số lượng câu hỏi và số điểm của từng câu. Đề thi bao gồm 3 câu hỏi sau: 

Câu 1 (2 điểm): Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm Văn học Việt Nam.

Câu 2 (3 điểm): Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội ngắn (không quá 600 từ). – Nghị luận về một tư tưởng đạo lí – Nghị luận về một hiện tượng đời sống

Câu 3 (5 điểm): Từ năm 2010 đến 2013, học sinh có thể lựa chọn một trong hai câu hỏi sau: 

Câu III.a: Theo chương trình chuẩn (5 điểm)

Câu III.b: Theo chương trình nâng cao (5 điểm) Tuy nhiên, đến nay, phần tự chọn đã bị lược bỏ, thay vào đó, mọi học sinh đều phải làm chung một câu hỏi.

Hãy tìm đến gia sư môn Văn của chúng tôi để được sự hỗ trợ tốt nhất 

Cấu trúc đề thi THPT môn Lịch Sử

Phần Lịch sử thế giới: bao gồm các vấn đề sau (Tính từ giai đoạn sau khi kết thúc đại chiến thế giới thứ hai đến năm 2000):

  • Vấn đề 1: Liên Xô, Đông Âu từ 1945 đến 1991. Liên bang Nga (1991 - 2000)
  • Vấn đề 2: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai
  • Vấn đề 3: Các nước Á, Phi, Mĩ La tinh và Đông Bắc Á (1945 - 2000)
  • Vấn đề 4: Đông Nam Á và ASEAN
  • Vấn đề 5: Châu Phi và Mĩ La Tinh sau chiến tranh thế giới thứ hai.

Phần Lịch sử Việt Nam: Bao gồm tất cả các vấn đề của Việt Nam từ đầu thế kỉ XX (cụ thể là mốc năm 1919 với Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Đông Dương cho đến năm 2000). Trong đó bao gồm các giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: 1919 – 1930
  • Giai đoạn 2: 1930 – 1945
  • Giai đoạn 3: 1945 – 1954
  • Giai đoạn 4: 1954 – 1975
  • Giai đoạn 5: Từ 1975 đến năm 2000.
  • Vấn đề 6: Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai
  • Vấn đề 7: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì Chiến tranh lạnh.
  • Vấn đề 8: Cách mạng khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa.

Cấu trúc đề thi THPT môn Địa Lý

Với cấu trúc, nội dung đề thi tuyển sinh Đại học – Cao đẳng của Bộ GD & ĐT ban hành thì đề thi có hai phần là lí thuyết và kĩ năng:

Phần lí thuyết các đề thi rất đa dạng, tuy nhiên có thể phân thành các dạng chủ yếu sau đây:

Dạng đề câu hỏi phân tích, chứng minh.

Yêu cầu học sinh chứng minh một vấn đề nào đó về địa lí. Để làm được dạng đề câu hỏi nầy, học sinh cần nắm vững kiến thức và cả số liệu thống kê tiêu biểu để phân tích hoặc chứng minh theo yêu cầu của đề bài.

- Dạng đề thi câu hỏi trình bày.

Đây là dạng đề khá đơn giản, học sinh chủ yếu học thuộc bài là có thể trình bày tốt yêu câu của đề ra. Tuy nhiên học sinh lưu ý là cần nắm chắ đề thi hỏi “cái gì” thì trình bày “caí ấy” cho phù hợp đề bài, tránh tản mạn, lạc đề.

Dạng đề câu hỏi lí giải.

Yêu cầu thí sinh phải trả lời câu hỏi : ‘Tại sao?”. Với dạng đề nầy, đòi hỏi học sinh phải nắm vững kiến thức và biết vận dụng chúng để giải thích một hiện tượng địa lí. Để làm bài tốt, học sinh chú ý tổng hợp các kiến thức được tích lũy và các mối liên hệ nhân quả.

- Dạng đề câu hỏi so sánh.

Yêu cầu học sinh phải phân tích được sự giống nhau và khác nhau giữa hai hay nhiều hiện tượng địa lí. Học sinh không nên trả lời theo kiểu học thuộc bài mà cần phải tổng hợp kiến thức, sau đó phân biệt được sự giống, khác nhau của các hiện tượng địa lí.

Phần kĩ năng thường phổ biến các dạng như: Vẽ lược đồ Việt Nam và điển các thông tin cần thiết; Vẽ và nhận xét biểu đồ; Nhận xét bảng số liệu.

- Biểu đồ: Cần rèn luyện các dạng biểu đồ cột, biểu đồ đường hay đồ thị, biểu đồ tròn, biểu đồ miền. Vẽ biểu đồ đòi hỏi sự chính xác về phân chia số lượng, tỷ lệ thời gian, sử dụng các ký hiệu để thể hiện nội dung khác nhau, có ghi chú. Trên biểu đồ phải ghi đầy đủ các yếu tố khác như đơn vị, tên biểu đồ.

- Bảng số liệu: Tính toán và nhận xét số liệu thống kê, cần chú ý số liệu có nội dung gì, các nội dung được cụ thể hóa ở chỉ tiêu thống kê cụ thể như thế nào. Về thời gian của số liệu thống kê (một thời điểm hay một chuỗi thời điểm), các đơn vị tính của chỉ tiêu, mối quan hệ có thể có giữa các chỉ tiêu đó... Phải làm rõ được sự thay đổi của các giá trị, các chỉ tiêu theo thời gian, phải chỉ ra được khoảng tăng hoặc giảm mang tính chu kỳ, nhưng cần tránh nêu quá chi tiết mà không nêu được nội dung chính yếu.

- Nguyên tắc khi vẽ lược đồ Việt Nam là phải đảm bảo độ chính xác tương đối về hình dạng, thể hiện được các hệ thống sông chính, các điểm dân cư, khu vực hành chính cơ bản. Vận dụng kiến thức đã học để giải thích hiện tượng Địa lý, giải thích phù hợp và sát với yêu cầu, tránh dong dài.

 

 

Đánh giá tổng quang cho thấy khối C là một khối đòi hỏi các em phải học rộng và có trí nhớ tốt. Tuy nhiên, các gia sư luyện thi khối C tại trung tâm Nhật Tân đã tìm ra những giải pháp giúp các em học sinh có thể dung nạp được khối lượng kiến thức khổng lồ ấy. Trung tâm chúng tôi cộng tác với những sinh viên –giáo viên xuất sắc, họ từng là các thủ khoa, á khoa của khối C đang học tập và giảng dạy tại các trường Đại học, THPT danh tiếng của TPHCM.

 

Hãy liên hệ với gia sư luyện thi khối C  của TRUNG TÂM GIA SƯ NHẬT TÂNđể được cảm nhận và trải nghiệm những phương pháp giải mới mẻ đó. Chúng tôi cam đoan cho các em học sinh học thử từ 1-2 tuần để nhận thấy được sự lựa chọn gia sư tại trung tâm Nhật Tân là một quyết định đúng đắn

 

TRUNG TÂM GIA SƯ NHẬT TÂN

ĐT: 0932.264.911 (Thầy Tùng)

 

0167.353.1967 (Cô Liễu)

GIA SƯ DẠY NGOẠI NGỮ